Mô hình lãnh đạo dựa trên thúc đẩy con người

Milton Friedman- chuyên gia tư vấn kinh tế kinh qua các đời Tổng thổng Mỹ từng tuyên bố rằng:”Mục đích cốt lõi của việc làm kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận". Và nếu bạn còn nhớ tới bộ phim: “Wall Street”, trong đó tài tử Michael Douglas đã nói trước hàng ngàn cổ đông và tuyên bố rằng:” Thưa quý vị, điều đáng nói ở đây là, lòng tham, theo một cách nào đó, là một điều tốt. Lòng tham đem lại hiệu quả công việc, và nó sẽ không chỉ cứu các công ty khỏi bờ vực phá sản mà còn cả nền kinh tế của nước Mỹ đang hoạt động không hiệu quả nữa. Ảnh hưởng của hệ tư tưởng này đang ngày càng rõ nét. Ngày nay, chúng ta nhìn thấy 12 triệu người Mỹ bỏ nhà ra đi, họ không còn tiền tiết kiệm hay không thể nghỉ hưu. Chúng ta nhìn thấy một sự thất vọng hoàn toàn, họ đã mất đi niềm tin vào những mô hình lãnh đạo trước đây. Hóa ra, lòng tham và bản chất là mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực không hề tốt cho mọi người, không hề tốt cho các tập đoàn hay các quốc gia hàng đầu thế giới.

Mô hình lãnh đạo dựa trên giá trị và Mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực 

Các nhà lãnh đạo, các CEO, Phó chủ tịch, Nhà quản lý, trưởng dự án đến những người làm kinh doanh đều có một thứ quyền lực, đó là sức mạnh ảnh hưởng đến con người và sự việc. Thứ quyền lực hay sức mạnh ấy, có thể được sử dụng một cách khôn ngoan hoặc bị lạm dụng, theo cách xấu hoặc cách tốt, để phục vụ hay để kiểm soát người khác cùng với tập huấn kỹ năng lãnh đạo. Và những gì đang diễn ra trên thế giới ngày nay là hồi chuông cảnh tỉnh để các nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực của mình một cách khôn ngoan hơn, vì con người và vì hành tinh của chúng ta.

Mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực là việc “khiến người khác phải làm việc”, làm cách nào thao túng quyền lực để đạt được những gì bạn muốn, làm thế nào để chiến thắng bằng những chiến lược thông minh. Quyền lực vốn đã là một mục tiêu của nhiều người. Người có nhiều quyền lực và người đem lại thành công cho tổ chức sẽ được định nghĩa là những người thành công. Kết quả là, chúng ta thường xuyên thấy sự xung đột giữa các cá nhân, giữa các nhóm quyền lực với nhau. Không ngạc nhiên lắm, khi những nhà lãnh đạo kiểu này thường mời các “chuyên gia” về để huấn luyện nhân viên của mình trong việc hợp tác, giải quyết mâu thuẫn, giao tiếp, đối mặt với căng thẳng hay vô số những chương trình được thiết kế ra để giải quyết  những vấn đề họ tạo ra. Vấn đề mà những nhà lãnh đạo này không thực sự giải quyết chính là việc nhân viên của họ đang học theo phong cách lãnh đạo mà họ nhìn thấy và tiếp xúc hàng ngày.



Ngày nay, thay đổi mô hình lãnh đạo là điều thực sự cần thiết, từ mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực đến mô hình lãnh đạo dựa trên giá trị hoặc lãnh đạo phụng sự. Đặc trưng của mô hình lãnh đạo dựa trên giá trị là sự cam kết  phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người khác. Giá trị của những công ty theo phong cách lãnh đạo này thể hiện những gì họ đã cam kết. Những giá trị này không phải chỉ là hình thức hay những lời nói mà không làm.Thay vào đó, những công ty này thường có tầm nhìn rõ ràng, họ thuyết phục và khuyến khích mọi người hướng tới những mục đích cao cả hơn. Ví dụ như viễn cảnh về thế giới trong tương lai sẽ như thế nào, và hãy cùng thực hiện để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Mục đích sau cùng là sử dụng quyền lực một cách khôn ngoan để phục vụ mọi người, với một tầm nhìn rõ ràng và những giá trị có ý nghĩa và đào tạo kỹ năng lãnh đạo chuyên nghiệp- những thứ được phản ánh qua lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo. Quyền lực là một phương tiện, chứ không phải mục đích; nó là một công cụ để giúp đỡ mọi người. Lắng nghe và huấn luyện là những công cụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Thước đo thành công là sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả tổ chức. Kết quả tạo ra là sự hợp tác và phối hợp giữa các nhóm quyền lực, giữa các cá nhân và các nhóm; họ sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề và tạo ra những cơ hội mới tốt hơn.

Lãnh đạo theo giá trị là phong cách lãnh đạo dựa trên nền tảng đạo đức, mục đích là vì quyền lợi của mọi người. Những nhà lãnh đạo theo phong cách này đem lại hy vọng. Họ khuyến khích trí tưởng tượng, sự tháo vát và sức sáng tạo nằm trong mỗi người. Họ giúp mọi người có thể tự giúp mình, và bồi dưỡng nhân viên trở thành những nhà lãnh đạo theo phong cách này.

Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng

Pittacus, một trong 7 vị hiền triết của Hy Lạp cổ đại, nói rằng: “thước đo của một con người thể hiện qua cách họ sử dụng quyền lực của mình”. Trong lịch sử và trong tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta nhìn thấy vô vàn những ví dụ về phong cách lãnh đạo dựa trên giá trị. Những con người điển hình cho phong cách này  là Martin Luther King, Ghandi, Mẹ Theresa, Jimmy Carter hay Nelson Mandela, nhưng bạn cũng có thể nhìn thấy những nhà lãnh đạo khác thuộc phong cách này bên ngoài xã hội, trong các chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân. Đặc điểm của những nhà lãnh đạo này là khả năng kết nối mọi người cùng nhìn về một hướng, vì một thế giới tốt đẹp hơn, họ đưa ra cơ sở đạo đức cho tầm nhìn đó, với mục đích là phục vụ mọi người. Hãy tạm ngừng và nghĩ về những nhà lãnh đạo đã từng xuất hiện trong cuộc đời bạn- những người đã có ảnh hưởng để biến bạn trở thành phiên bản tốt nhất và sáng tạo nhất của chính mình. Hãy nhớ lại   cách mà họ đã sống và hướng dẫn cho bạn, cách họ ảnh hưởng và định hình cuộc sống của bạn như thế nào.



Lãnh đạo là một quá trình tạo ảnh hưởng. Bất cứ khi nào bạn tạo ảnh hưởng tới suy nghĩ, niềm tin hay sự tiến triển trong đời sống cá nhân hay nghề nghiệp của một con người cùng khóa kỹ năng lãnh đạo, hay giải phóng sức mạnh để họ có thể tạo ra những thứ tốt hơn, thì khi đó bạn đang đảm nhận vai trò của một người lãnh đạo. Bạn liên tục tạo ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn, con cái ,thành viên trong gia đình bạn, đồng nghiệp hay sếp của bạn. Nếu dành thời gian để ngẫm lại, bạn sẽ thấy rằng nền tảng của việc tạo được ảnh hưởng tới người khác chính là những giá trị của bản thân bạn, niềm tin mà bạn đang nắm giữ, những thứ quan trọng khiến bạn trở thành một người tử tế, một người sử dụng quyền lực một cách thông minh và vì lợi ích của người khác.