Phản hồi 360 độ: Vì sao và nhân viên hưởng lợi như thế nào từ Kết quả của những cuộc này?

 Như chúng ta đã biết, phản hồi 360 độ (360 Degree Feedback) là phương pháp đánh giá nhân viên (thường ở cấp quản lý và lãnh đạo) bằng cách thu thập dữ liệu về họ trong những tình huống làm việc thực tế và về những phẩm chất hoạt động mà họ thể hiện thông qua quá trình tổng hợp thông tin từ những người tiếp xúc với cá nhân được đánh giá (giám đốc điều hành, quản lý, người đồng cấp, khách hàng hay đối tác…), nói chung là bất cứ ai đáng tin cậy và biết rõ về công việc của cá nhân đó đều có thể tham gia vào quá trình đánh giá này.

Việc tập hợp thông tin từ những người có ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty làm cho “phương pháp 360 độ” trở thành một công cụ đáng tin cậy. Với tư cách một nhà quản lý trong công ty, bản thân người được đánh giá cũng có thể được đề nghị tự cho điểm chính mình về lối hành xử và những phẩm chất nghề nghiệp. Những “bản tự kiểm” này về sau có thể được sử dụng vào mục đích điều chỉnh hành vi hay thiết lập kế hoạch phát triển cho cá nhân đó.

Bởi lợi ích mà phương pháp này mang lại nên các nhà quản lý không phải những người duy nhất muốn có phản hồi, tất cả mọi người đều muốn nhận đánh giá từ những người xung quanh mình, đặc biệt là cấp nhân viên. Phản hồi sẽ cho người nhân viên biết họ đang làm việc thế nào. Nghe tưởng chừng có vẻ đơn giản, thế nhưng mọi người đều muốn biết rằng họ đang làm đúng. Và nếu chưa tốt, họ muốn được tạo cơ hội để cải thiện.

Trong quá trình nhận phản hồi, đánh giá từ những người xung quanh, người nhân viên rất muốn nhận phản hồi từ hai nhóm người. Trước hết, họ muốn nhận phản hồi từ người quản lý của họ là bởi nó gắn với một khái niệm quen thuộc – đánh giá hiệu suất hàng năm. Bất kể tổ chức của bạn đánh giá hàng năm như thế nào, không ai muốn phản hồi về hiệu suất của họ đến bất ngờ. Nhận phản hồi thường xuyên làm giảm và/hoặc loại bỏ các yếu tố bất ngờ.

Thứ hai, nhân viên muốn nhận phản hồi từ đồng nghiệp của mình. Thực vậy, hầu hết thời gian, nhân viên làm việc trực tiếp với các đồng nghiệp trong cùng một dự án hay cùng một team, nhiều hơn cả với người giám sát trực tiếp. Để việc cộng tác nhóm được suôn sẻ và đạt hiệu suất cao nhất, họ thực sự phải hiểu nhau, biết nhận ra thiếu sót để bù đắp cho nhau.

Phản hồi 360 độ: Vì sao và nhân viên hưởng lợi như thế nào từ Kết quả của những cuộc này?

Lợi ích của phản hồi 360 độ

Ở cấp bậc nào trong công ty, phản hồi 360 độ cũng mang đến những lợi ích riêng. Đối với người nhân viên, phương pháp này sẽ giúp họ nhận được 2 sự phản hồi trực tiếp: một là từ người quản lý trực tiếp, hai là từ đồng nghiệp của họ. Những phản hồi đó đều giúp họ cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc của mình.

Với thời gian làm việc với nhau thường xuyên, người nhân viên có thể đánh giá cao sự phản hồi từ đồng nghiệp tương tự như từ người quản lý. Đôi khi, những người đồng nghiệp sẽ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của nhau hơn.

Nhân viên nhận được giá trị từ các buổi huấn luyện

Có một giá trị vô cùng to lớn mà nhân viên nhận được sau kỳ phản hồi 360 độ mà chúng ta thường không nhắc đến. Đó chính là giá trị từ các buổi huấn luyện, từ quan điểm của nhân viên.

Trong văn hóa phản hồi 360 độ, nhân viên không chỉ nhận phản hồi mà còn đưa ra phản hồi. Các nhà quản lý không chỉ dừng ở việc có trách nhiệm đưa ra phản hồi mà còn cần đào tạo riêng cho nhân viên để họ có thể mang đến phản hồi hiệu quả tới người khác. Việc đào tào này có ý nghĩa lớn đối với người nhân viên bởi nó giúp họ sẵn sàng trao và nhận phản hồi với tinh thần thoải mái.

Tư tưởng của nhân viên được thông suốt sẵn sàng trao và nhận phản hồi sẽ giúp ích cho sự tự nhận thức và sự phát triển nghề nghiệp của họ. Nhân viên có được tiếp xúc, cọ sát và thêm kinh nghiệm giao tiếp tăng hiệu suất.

Phản hồi 360 độ điều hướng hiệu suất công ty

Các thành viên trong công ty sẽ làm việc hiệu quả hơn khi các thành viên biết cách trao và nhận phản hồi. Không phải chỉ có người quản lý là đưa ra phản hồi tốt, các đồng nghiệp trong công ty cũng có thể trao cho nhân viên đó những phản hồi tuyệt vời. Điều này tạo ra nền tảng cho hiệu suất cao.

Hiểu được ý nghĩa của việc trao phản hồi cho nhân viên, bước đầu tiên, các nhà quản lý nên khuyến khích và hỗ trợ nhân viên khi họ tham gia quá trình phản hồi, tạo cho họ thói quen phản hồi liên tục trong quá trình làm việc. Sau đó, tùy theo nhóm đối tượng mà đào tạo họ theo cách phù hợp để họ có thể cung cấp và xử lý phản hồi, huấn luyện lẫn nhau. Hoạt động này tạo ra những vòng phản hồi liên tục cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết để cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc của cả đội ngũ.

Xem khóa học: Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên